Một chiếc laptop được cấu thành từ rất nhiều linh kiện, mỗi phần có một chức năng riêng, phối hợp với nhau giúp máy tính hoạt động. Mỗi linh kiện lại được tạo thành từ nhiều linh kiện nhỏ rất phức tạp khác. Tuy nhiên, bạn chỉ cần biết một số linh kiện cơ bản là đã có thể hiểu được chiếc laptop của mình. Vậy những linh đó là gì? hãy cũng laptop uy tín tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Mainboard – Bo mạch chủ
Mainboard được coi như một bề mặt để các linh kiện khác sinh sống trên đó. Khi mở một chiếc laptop ra bạn có thể dễ dàng thấy Mainboard là bảng mạch màu xanh (đen) với nhiều khe cắm bên trên. Có chức năng chính là nơi để gắn các linh kiện và kết nối chúng lại với nhau thông qua bảng mạch. Tất cả các linh kiện RAM, CPU, ổ cứng… đều được gắn trên Mainboard. Mỗi loại Mainboard sẽ quy định chuẩn RAM, CPU nhất định, nên khi thay thế hay nâng cấp bạn cần chú ý.
2. CPU – Bộ xử lý trung tâm của máy tính
Chỉ là một con chip rất nhỏ nhưng CPU lại có vai trò vô cùng quan trọng trong máy tính. Nó đảm nhiệm toàn bộ việc xử lý thông tin của hệ thống, phân tích các thuật toán phức tạp rồi trả về kết quả.
CPU được coi như bộ não của máy tính, bộ não càng phát triển thì máy tính càng thông minh và có thể làm được nhiều việc. Ví dụ CPU Intel Core i5-5200U (1.7GHz-2.4GHz) bạn cần hiểu các thông tin:
- Intel: là tên là sản xuất của CPU
- 1.7GHz – 2.4GHz: là tốc độ của CPU, chỉ số này càng lớn thì laptop có tốc độ xử lý càng cao.
- Core i5-5200U: dòng chip CPU (Pentium < i3 < i5 < i7…) chỉ số càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh và giá thành càng đắt. 5200 là số chỉ đời chip (đời 5), U là loại chip (U, Y, M, H, HQ…), mỗi loại có một ưu điểm riêng ví dụ: chip U, Y thì tiết kiệm điện năng, Chip H, HQ thì cho hiệu năng cao.
3. RAM
RAM là bộ nhớ tạm thời của máy tính. Khi bạn chạy các chương trình, dữ liệu sẽ được lưu trên RAM và sẽ mất đi khi tắt máy. RAM càng nhiều thì bạn càng sử dụng được nhiều tác vụ cùng lúc. Để hiểu rõ hơn về RAM laptop các bạn có thể theo dõi bài viết chi tiết tại đây.
4. Ố cứng lưu trữ HDD, SSD
Ổ cứng là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu trên chiếc máy tính của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể lưu trữ trên USB, ổ cứng ngoài. Có hai loại ổ cứng được dùng phổ biến đó là HDD và SSD. Nói một cách đơn giản nhất thì khi máy tính chạy SSD sẽ nhanh hơn HDD, nhưng giá thành của SSD lại cao hơn rất nhiều so với HDD.Bởi vậy người ta thường kết hợp lắp cả 2 loại ổ cứng, SSD dung lượng thấp để chạy hệ điều hành và chương trình, HDD dung lượng cao để lưu dữ liệu.
5. Card màn hình
Card màn hình (card đồ họa) VGA (Video Graphic Adapter) có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trên máy tính. Có 2 loại card đồ họa là card onboard và card rời. Những laptop được trang bị card rời thì sẽ giúp xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn cho hình ảnh sắc nét hơn, chơi game mượt hơn và đồng thời giá thành cũng sẽ cao hơn.
6. Card Wifi
Tên của loại card này đã nói nên chức năng chính của nó, giúp máy tính của bạn có thể thu tín hiệu wifi để sử dụng mạng internet. Tốc độ kết nối wifi của máy tính phụ thuộc vào loại card wifi mà máy tính đó sử dụng.
7. Ổ đĩa quang CD, DVD
Là một thiết bị để đọc đĩa quang bằng cách chiếu lazer lên bề mặt đĩa rồi phản xạ lại trên đầu thu và giải mã thành tín hiệu. Ổ đĩa quang có thể tháo rời dễ dàng mà không ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính. Một số máy tính đời mới đã bắt đầu bỏ ổ đĩa quang do tính chất sử dụng ngày càng ít.
8. Màn Hình
Là một linh kiện khá quen thuộc và hầu hết mọi người đều biết. Màn hình là nơi để hiển thị tất cả nội dung, thao tác của người dùng. Màn thường có kích thước 12.5 inch, 13.5 inch, 14 inch, 15.6 inch… và độ phân giải 1366 x 768 (cho chất lượng hình ảnh HD), 1920 x 1080 ( cho chất lượng hình ảnh Full HD)…
9. Bàn Phím và Touchpad
Cùng với màn hình, bàn phím cũng là một bộ phận quen thuộc, giúp người dùng nhập dữ liệu. Có nhiều loại bàn phím có thiết kế đèn Led để sử dụng tốt hơn trong môi trường thiếu ánh sáng, thường có giá thành cao. Touchpad là một phần nhỏ thường được thiết kế nằm ngay dưới bàn phím, giúp người dùng sử dụng để điều hướng máy tính khi không có kết nối chuột.
10. Pin
Linh kiện cuối cùng đó là pin laptop, nơi lưu trữ năng lượng giúp máy tính hoạt động. Pin ngày nay thường là loại pin Li-ion ( 2 cells, 3 cells, 4 cells…), chỉ số cell càng lớn thì pin càng thu được nhiều năng lượng, máy tính sử dụng càng được lâu.
Kết Luận
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu một cách cơ bản nhất về chiếc laptop của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo ở Laptop uy tín.