Khi nhìn vào các thông số kỹ thuật của một chiếc laptop, bạn hẳn sẽ thấy một chỉ số khá quen thuộc được viết là RAM. Vậy RAM là gì? RAM có vai trò gì trong laptop? Hôm nay hãy cùng laptop uy tín khám phá để hiểu một cách rõ ràng về RAM nhé.
1. RAM là gì?
RAM – Random Access Memory là một bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa, ta có thể truy cập đến dự liệu được lưu ở bất kỳ vị trí nào ở trong RAM một cách trực tiếp mà không cần biết vị trí cụ thể của nó trên RAM. Khác với bộ nhớ thông thường trên máy tính, ta phải chính xác vị trí thư mục nằm ở đâu mới có thể truy cập.
Nói một cách đơn giản, RAM là nơi lưu giữ thông tin tạm thời trên máy tính, sau đó nạp vào cho CPU xử lý. RAM càng nhiều thì bạn càng có thể sử dụng nhiều tác vụ cùng một lúc. RAM là nơi lưu trữ tạm thời nên mọi dữ liệu lưu trên đó sẽ bị mất đi khi tắt máy.
2. Hoạt động của RAM
Bạn cần biết mọi dữ liệu của một chiếc máy tính sẽ được lưu trữ trên ổ cứng của máy. Mỗi khi bạn chạy một chương trình (hệ điều hành, ứng dụng…) hay mở một tập tin (flie hình ảnh, video…), dữ liệu về chương trình hay tập tin đó sẽ được nạp từ ổ cứng vào RAM. Tốc độ nạp chương trình nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại ổ cứng. Sau khi mọi thứ được nạp vào RAM, bạn có thể chạy chương trình đó một cách dễ dàng.
3. Phân Loại RAM
Ram được có 4 loại phân theo các thế hệ, cùng được ký hiệu là DDR: 1,2,3 và 4.
- DDR 1: (tên đầy đủ là Double Date Rate). Ngày nay loại RAM này rất khó tìm vì đã rất lâu đời. Với các dòng laptop hiện tại, DDR 1 quá yếu và không còn phù hợp với cấu hình phần cứng.
- DDR 2: Thế hệ tiếp theo của DDR 1. Loại RAM này vẫn được sử dụng ở một số laptop ở thời điểm hiện tại, chủ yếu cho các CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo…
- DDR 3: là loại RAM phổ biến nhất trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trên hầu các dòng laptop. DDR 3 có thể được sử dụng cùng với CPU Core 2 Duo và các chip đời mới hơn như Core i3, i5 hoặc i7.
- DDR 4: Đây là loại RAM mạnh mẽ nhất hiện tại, nó chỉ tương thích với một số máy có phần cứng mạnh mẽ.
RAM loại DDR1 thường có xung nhịp từ 266MHz tới 400MHz; trong khi DDR2 và DDR3, DDR4 (loại mới nhất) thường có xung nghiệp từ 400 – 800 MHz và từ 800 MHz – 1.6 GHz. Do vậy giá thành giữa DDR1, DDR2, DDR3 và DDR4 cũng có sự chênh lệch khá lớn.
4. Máy tính cần bao nhiêu RAM?
Máy tính cần bao nhiêu Ram còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng nhưng mức tối thiểu nhất cần thiết là 1GB trở lên. Tuy nhiên nếu người dùng muốn sử dụng nhiều tác vụ: chỉnh sửa video, chơi game thì máy cần ít nhất 3GB Ram. Tối đa trên các máy laptop đời cũ chạy hệ điều hành 32 bit có thể lắp 4GB Ram. Còn trên các máy đời mới chạy hệ điều hành 64 bit thì có thể lên đến 8GB Ram, 16GB Ram….
- Nếu bạn là học sinh, sinh viên chỉ dùng với mục đích học tập hay các công việc văn phòng thì Ram 4GB sẽ là đủ. Nhưng nếu có thể, bạn vẫn nên nâng cấp thêm một thanh Ram 2GB để có thể dùng ngon lành hơn.
- Còn nếu bạn là những lập trình viên, game thủ hay designer… thì mức Ram tối thiểu phải là 8GB. Nếu yêu cầu công việc cao, bạn hãy nâng lên Ram 16GB, 32GB để có thể đáp ứng được tính chất công việc.
5. Sử dụng RAM hiệu quả
Hầu hết các laptop hiện nay đều có thiết kế hai khe cắm RAM với kiến trúc kênh đôi nhằm chia tác dữ liệu cần xử lý, giúp tăng băng thông dữ liệu.
Vì vậy khi cắm RAM, tốt nhất là chia đều cho hai khe sẽ giúp hiệu suất xử lý của máy tốt hơn. Các RAM cắm ở hai khe nên cùng hãng, cùng xung nhịp và cùng dung lượng. Ví dụ cắm 2 thanh 1 GB sẽ tốt hơn là cắm 1 thanh 2GB. Tránh trường hợp một bên là thanh 2GB, bên còn lại là 1GB.
Không chỉ tăng hiệu suất xử lý của máy, việc chia đều RAM ở hai khe nhiều khi còn giúp tiết kiệm chi phí. Trên thị trường, giá của 1 thanh RAM 2GB thường cao hơn giá của 2 thanh RAM 1GB (cùng hãng, cùng xung nhịp). Nhược điểm của việc chia đều RAM 2 khe đó là laptop sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn nhưng điều này là không đáng kể so với những lợi ích mà nó đem lại. Tóm lại, bạn nên chia đều RAM ra 2 khe để sử dụng được tối đa hiệu suất của máy tính.
Kết Luận
Như vậy qua bài viết ngày hôm nay, laptop uy tín đã giúp các bạn có được một cái nhìn cơ bản nhất về RAM để không bị bỡ ngỡ khi thấy chỉ số này. Nếu muốn hiểu sâu hơn, bạn nên tìm đọc thêm các bài viết chi tiết về RAM để có thêm các thông tin cụ thể. Cảm ơn các bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo ở laptop uy tín.